Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Kinh nghiệm du lịch đảo lý sơn

Kinh nghiệm du lịch đảo Lý Sơn-  Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên hoang sơ cùng những bãi tắm trong xanh với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, đến đây du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơi đây mà còn được thưởng thức những món ăn ngon, với con người miền trung mến khách...tìm hiểu về cội nguồn của đất nước.Dưới đây là những kinh nghiệm du lịch đảo Lý Sơn các bạn hãy cùng tham khảo qua bài viết này nhé.

kinhnghiemdulichdaolyson
Thời điểm đi du lịch đảo Lý Sơn phù hợp nhất  vào 3 thời điểm sau:

• Mùa hè, trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 9 thời tiết khá đẹp và có nắng, phù hợp cho việc đi biển.

• Mùa tỏi Lý Sơn bắt đầu được trồng vào tháng 9 và thu hoạch vào khoảng đầu tháng 12

• Lễ khao thề lính Hoàng Sa diễn ra vào các ngày 18-19-20 tháng 3 (âm lịch)

Phương tiện đến đảo lý sơn 

Thời gian gần đây, rất nhiều hãng hàng không và tàu liên tục giảm giá vé để thu hút người dân đi du lịch trong mùa thấp điểm. Bởi vậy, đây là một trong những cơ hội hiếm có để người có mức thu nhập vừa phải có thể đến những nơi mình thích với chi phí rất rẻ. Tuy nhiên, để có được một chuyến đi chơi vui vẻ, đến được nhiều điểm tham quan nổi tiếng thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một vài kinh nghiệm đi du lịch Đảo Lý Sơ.

Kinh nghiệm book vé

Trước khi đặt vé, bạn nên xác định khoảng thời gian đi, địa điểm đến để đặt vé cho chính xác. Nếu không có nhiều kinh nghiệm “săn” vé giá rẻ, bạn có thể nhờ người thân, bạn bè những người từng có kinh nghiệm để nhờ mua vé hộ.

Bạn nên xác định khoảng thời gian cách thời điểm đặt vé từ 1 – 2 tháng để có cơ hội mua vé giá rẻ và đặc biệt, nếu đi du lịch vào mùa thấp điểm, các khoản chi phí như ở trọ, ăn, di chuyển trên đường sẽ rẻ hơn nhiều.

Từ Hà Nội và Sài Gòn di chuyển tới đảo Lý Sơn bằng 3 phương tiện chính là tàu hỏa, ô tô và máy bay.

Máy bay: Từ Hà Nội và Sài Gòn đều có các chuyến bay tới sân bay Chu Lai (Quảng Ngãi), sau đó đi taxi di chuyển tới cảng Sa Kỳ và lên tàu ra đảo Lý Sơn.

Ô tô: Xe khách giường nằm đi Quảng Ngãi từ Hà Nội và Sài Gòn

Tàu hỏa: Tùy thời gian và lịch trình, mỗi ngày có 5 chuyến tàu tuyến Bắc Nam dễ dàng cho bạn lựa chọn khung thời gian phù hợp nhất.


- Trước khi đi, bạn nên xác định, mục đích bạn đến Lý Sơn là để đi chơi, nhà nghỉ chỉ là nơi để đồ đạc và ngủ qua đêm nên phòng cũng không cần quá sang trọng. Chỉ với 250.000 đồng/phòng x 2 ngày = 500.000 đồng bạn đã có thể thuê một phòng với 2 giường tại nhà nghỉ ngay cạnh trung tâm, gần cảng sa kì, Nên đặt nhà nghỉ từ trước để khi đến nơi.

Tuy là hòn đảo khá nhỏ nhưng ẩm thực ở đảo Lý Sơn khá phong phú và đa dạng với nhiều món ăn nổi tiếng như:

Tỏi Lý Sơn là món ăn đặc sản của huyện đảo Lý Sơn, tỏi Lý Sơn mang hương vị đặc trưng thơm dịu, hơi cay và tép tỏi rất chắc, không có mùi hôi như tỏi ở những nơi khác.

Gỏi rong biển được làm từ những cọng rong biển tươi, sơ chế sạch sẽ và thái nhỏ trộn với rau húng quế, gia vị. Gỏi rong biển ăn kèm với bánh đa nướng nóng giòn.

Gỏi tỏi: Lý Sơn nổi tiếng là “Vương quốc tỏi” nên rất nổi tiếng với món gỏi tỏi, cách làm món ăn này khá đơn giản. Chọn những cây tỏi đực không có củ, chẻ vừa ăn rửa sạch rồi hấp chín, sau đó trộn với gia vị, lạc rang ăn kèm với nước sốt, bánh tráng với hương vị thơm ngon và giòn, ngọt béo.

Cua huỳnh đế có hình dáng giống loài rùa, màu hồng. Món ăn chủ yếu là hấp, thịt rất chắc và thơm, đặc biệt loài cua này có vị đậm thơm phần gạch cua.

Bánh ít gai được làm từ bột nếp, lá gai có hương vị đậm đà, thơm, vị ngọt béo của đậu xanh và đương, dầu đậu phụ, gói bằng lá chuối.

Ngoài ra, đảo Lý Sơn còn nổi tiếng với những món ăn khác như: ốc tượng, chả cá, cá tà ma, dưa hấu hắc mỹ nhân…


Đảo Lý Sơn: là thắng cảnh nổi tiếng ở Quảng Ngãi với những ngọn núi nhô cao cùng với không gian rộng lớn, màu xanh ngắt của biển và ngắm những cánh đồng tỏi tuyệt đẹp tạo nên mộ bức tranh thủy mặc.

Chùa Hang: chùa nằm ở vị trí dưới chân núi Thới Lới được xây theo kiểu hàm ếch, có chiều rộng 30 mét ăn sâu vào núi. Để vào chùa các bạn phải men theo đường món sát mép biển rồi đi xuống 40 bậc đá để vào chùa. Trong hang có khung cảnh rất bình yên và thanh tịnh, rất mát. Chùa có nhiều ngóc ngách, có đường lên trời và đường xuống đại ngục với khung cảnh hùng vĩ, nên thơ.

Cổng tò vò là điểm du lịch hấp dẫn du khách ở đảo Lý Sơn. Để tới cổng tò vò từ cầu cảng các bạn nhìn vào cổng chào Lý Sơn rồi rẽ trái men theo con đường nhỏ đến gần chùa Đục các bạn sẽ thấy có một mỏm đá nằm sát biển.

Hòn Mù Cu: cách trung tâm huyện Lý Sơn khoảng 3,2 km. Là điểm tham quan hấp dẫn với những hòn đá có kiến trúc độc đáo, nơi nghỉ mát và ngắm mặt trời mọc vô cùng lý tưởng.

Ngoài ra, còn có nhiều địa danh nổi tiếng khác như: Hang Câu, đỉnh Thới Lới, chùa Đục, đảo Bé…

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Kinh nghiệm du lịch- hà nội- chu lai- lý sơn 4 ngày chỉ 3,6 triêu/người

Du lịch đảo lý sơn nên đi vào mùa nào?, chơi ở đâu, nghỉ ở đâu, ăn những gì?, đây đang là câu hỏi của rất nhiều du khách. Vậy qua bài viết này chúng mình sẽ chia sẽ tới các bạn kinh nghiệm du lịch đảo Lý Sơn- Hà Nội- Chu Lai- Lý Sơn 4 ngày chỉ 3,6 triêu/người.
kinhnghiemdulichdaolyson4ngay

Lịch trình cụ thể như sau các bạn xem và tham khảo nhé.

Ngày 1: Hà Nội - Chu Lai - cảng Sa Kỳ

- 11h: có mặt tại sân bay làm thủ tục (đi taxi airport từ đường Trần Duy Hưng đến sân bay Nội Bài là 220.000 đồng, gọi điện báo địa điểm và thời gian hôm sau sẽ có xe đến đón.
- 14h - 15h50: máy bay cất cánh từ sân bay Nội Bài đến sân bay Chu Lai
- 16h10 - 17h10: có xe trung chuyển miễn phí đưa khách du lịch từ sân bay Chu Lai đến thành phố Quảng Ngãi. Các bạn xuống điểm cuối 332 Phan Đình Phùng
- 17h10 - 17h50: đi taxi đến cảng Sa Kỳ 18 km hết 250.000 đồng (có thể đi xe buýt nếu muốn tiết kiệm thêm chi phí).
Bạn nên đặt phòng trước ở nhà nghỉ Hương Biển (0915 879 338) ngay gần cổng nhà ga, 5 người thuê một phòng đôi 160.000 đồng một đêm. Tắm gội rồi đi ăn tối. Ăn tối ở cảng rất ngon và rẻ: hủ tiếu 15.000 đồng, bắp xào 10.000 đồng, ram thịt nướng đặc sản Quảng Ngãi chỉ với 130.000 đồng cho 5 người ăn.

Ngày 2: cảng Sa Kỳ - đảo Lý Sơn
- 6h: có mặt ở nhà ga cảng Sa Kỳ để xếp hàng mua vé tàu ra đảo (105.000 đồng một người một lượt), sau đó ăn sáng tại căng tin nhà ga hoặc bên ngoài cổng ga.
- 8h - 9h: lên tàu ra đảo lớn Lý Sơn
- Nếu bạn đặt trước phòng ở nhà nghỉ Bình Yên, đến nơi gọi điện có người ra đón, giá phòng đôi 200.000 đồng một đêm. Nghỉ ngơi ăn trưa trên đảo, cơm bình dân rất ngon, lạ miệng và rẻ 20.000 đồng một suất.
- 11h30: tham quan đảo. Nên chọn đi taxi nếu đi đông (nếu thuê xe máy là 150.000 đồng một ngày và tự đổ xăng). Đi taxi Tiên Sa (17.000 đồng một km).
- Đầu tiên, nhóm tới chùa Hang, chùa nằm hướng ra biển rất linh thiêng và độc đáo, nước biển rất trong và đẹp.
- Tiếp tục đi lên núi Thới Lới, chỗ có cột cờ Việt Nam rồi ngắm huyện đảo Lý Sơn từ trên cao.
- Tiếp theo tới Hang Câu, ở đây có vách đá uốn lượn rất kỳ vĩ có thể leo lên đó chụp ảnh, nước biển trong xanh, có thể xuống biển tắm, nhưng sóng khá to chỉ nên tắm gần bờ.
-16h: về nhà nghỉ tắm gội, thay đồ (nếu còn sớm có thể đến các địa điểm khác tham quan thêm: Âm Linh tự, giếng Vua, chùa Đục...).
-17h: ngắm hoàng hôn ở cổng Tò Vò.
- 18h30: ăn tối ở nhà hàng hải sản Hải Phát (nghe nói đây là quán đông khách nhất ở đó). Hải sản tươi sống cá, ốc, mực... chọn và nướng ngay tại chỗ, ngoài ra còn có gà non tẩm gia vị nướng, lẩu Thái hải sản... rất rẻ mà lại tươi ngon, 410.000 đồng cho 5 người.
- 20h: uống cà phê ở khách sạn Lý Sơn Central, tầng 3 view hướng ra biển rất đẹp gió mát rượi.
- 21h30: về phòng nghỉ ngơi để sáng hôm sau dậy sớm đi ngắm bình minh.

Ngày 3: Ngắm bình minh trên đỉnh Thới Lới - đảo Bé - cảng Sa Kỳ - Quảng Ngãi
- 5h: đi taxi lên đỉnh Thới Lới ngắm bình minh (ngắm trên hồ Thới Lới là rõ nhất). Thực sự chưa bao giờ mình thấy mặt trời gần và ảo diệu đến vậy.
- 6h30: về phòng nhờ anh chủ nhà nghỉ mua hộ vé tàu chiều về đất liền (7h bắt đầu bán vé), sau đó đi ăn sáng rồi ra chợ ngay gần đó mua quà mang về.
- 8h - 8h30: lên tàu ra đảo Bé (đảo An Bình) giá vé khứ hồi là 50.000 đồng một người. Liên hệ trước anh Liêm để anh sắp xếp ghế ngồi.
- 8h30: đi xe tuk tuk 10.000 đồng một người một lượt đến bãi tắm đảo Bé. Bãi tắm này được ví như Maldives của Việt Nam. Từ đẹp không đủ để tả nước biển ở đây, như là "thiên đường mặt đất". Bác lái xe tuk tuk sẽ đợi mọi người luôn ở đó để đưa đến các địa điểm kế tiếp. Sau khi tắm biển, bạn có thể đi tham quan các địa điểm khác như rặng dừa, đi ngắm san hô, đi hái cam...
- 10h50: lên xe tuk tuk quay lại bến tàu.
- 11h - 11h30: lên tàu về đảo Lớn, sau đó ăn trưa, nghỉ ngơi xếp đồ, trả phòng chuẩn bị về đất liền.
- 13h30 - 14h30: lên tàu về cảng Sa Kỳ.
- 14h40 - 15h20: Đi taxi từ cảng Sa Kỳ về thành phố Quảng Ngãi (vẫn 250.000 đồng), thuê phòng tại nhà nghỉ Cảnh Phượng 182 Phan Đình Phùng 5 người với giá 260.000 đồng một đêm để tiện sáng hôm sau đón xe trung chuyển ở số 332 ra sân bay Chu Lai. Nhận phòng xong tắm gội nghỉ ngơi.
- 19h: đi bộ dọc các phố Hùng Vương, Quang Trung ở thành phố Quảng Ngãi, ăn các món ăn đặc sản như: don, bánh tráng mắm ruốc, nem nướng phố huyện, mỳ Quảng... Ăn no nê đủ món mà chưa đến 50.000 đồng một người.
- 22h: phố vãn người, hàng quán dần đóng cửa không khí rất bình yên nhưng khá buồn. Hát karaoke là trải nghiệm thú vị, không khí cực náo nhiệt, tấp nập khác hẳn với không khí trên phố khi nãy.
- 23h30: về phòng nghỉ ngơi.

Ngày 4: thành phố Quảng Ngãi - Hà Nội.


- 7h: ra 332 Phan Đình Phùng đón xe trung chuyển miễn phí tới sân bay Chu Lai (ngoài ra còn có chuyến 9h và 10h tuỳ vào giờ bay mà sắp xếp thời gian sao cho hợp lý).
- 8h: đến sân bay Chu Lai, ăn sáng, làm thủ tục.
- 11h25 - 13h15: bay từ sân bay Chu Lai đến sân bay Nội Bài.
- Gọi tiếp taxi Airport đến đón, chiều về đắt hơn 100.000 đồng nên hết 320.000 đồng.
 Chi phí cụ thể từng người.
- Vé máy bay 1.845.000 đồng
- Tàu xe, đi lại 500.000 đồng
- Nhà nghỉ 160.000 đồng
- Ăn uống 400.000 đồng
Tổng cộng: 3 triệu đồng
...
Xem thêm:  tour du lịch đảo lý sơn hấp dẫn khác

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

Du lịch lý sơn thăm di tích đặng thùy trâm

Cho tới nay mặc dù chiến tranh đã lùi xa, tất cả mọi chuyện tưởng chừng như chìm vào quá khứ.Biết bao năm trôi qua vẫn không xóa nhòa vẻ đẹp của một tấm lòng về một con người. Đấy là nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm, với những dòng nhật ký và cuộc đời của chị. Những người lính Mỹ ngày xưa thích thú xem qua những trang viết về cuộc đời của chị, rồi họ kính phục, gìn giữ để cho chị sống mãi trong lòng Tổ quốc.
dulichlyson-tham-ditichdangthuytram

Một bác sĩ hay nói đúng hơn là một chiến sĩ cứu người, Thùy Trâm hiền hòa trong vòng tay yêu thương, che chở của bà con Đức Phổ (Quảng Ngãi) và hiên ngang anh dũng trong lòng địch đánh phá dữ dội, để rồi trở thành bông hoa bất tử trên miền quê sơn cước của miền Nam thân yêu. Những trang đời và trang nghề của chị không hề có giọt nước mắt bi lụy. Chị luôn dõi theo bệnh nhân bằng đôi mắt và tấm lòng của mình, chị mang đủ cung bậc tâm trạng khi người chiến sĩ-đồng đội của mình bị trọng thương.
nhatkidangthuytram


Nhìn San “lòng mình vui sướng biết bao khi thấy San ngồi dậy nét mặt anh càng in nỗi đau đớn, mệt nhọc nhưng nụ cười gượng nở trên môi”. Chị ca ngợi người thương binh trẻ tuổi dũng cảm, và thương anh bằng một tình thương rộng rãi, tình thương của một người thầy thuốc. Chị chúc San “mau bình phục để trở về với đội ngũ chiến đấu”. Thật thú vị, lý tưởng và thiêng liêng biết bao khi họ phải “cãi nhau về chuyện phải chết thì ai nên chết. Mình nhường cho San sống vì đời San chưa được hưởng sung sướng và bởi vì San là đứa con duy nhất của một bà mẹ góa đã ở vậy nuôi con từ năm 21 tuổi đến bây giờ”.

Chiến tranh và tội ác không chừa một ai. Anh Bốn, người bệnh binh “một chân đã bị mìn tiện cụt” vậy mà con người gan dạ này vẫn nằm im lìm không rên la. Khi Thùy Trâm và đồng chí của mình cắt cụt chân xong, anh Bốn lạc quan nói rằng: “Bây giờ chắc sống 80% rồi”. Riêng Thùy Trâm vừa lo lắng vừa hy vọng. Nhưng khi Bốn chỉ vừa nhóm lên niềm hy vọng thì tức khắc đã tắt lịm rồi. Máu anh chảy ra quá nhiều, anh không vượt qua nổi, Thùy Trâm thốt lên: “Bốn ơi, máu em đã thấm đỏ trên mảnh đất quê hương, máu em đã chảy dài trên đường đi chiến đấu. Tim em đã ngừng đập cho trái tim Tổ quốc muôn đời đập mãi”.

Ao ước của Đặng Thùy Trâm vừa giản dị mà vừa cao cả là mong sao cho Tổ quốc được hòa bình để “sau này nếu được sống trong hoa thơm, nắng đẹp của xã hội chủ nghĩa hãy nhớ và nhớ mãi cảnh này”. Cảnh của hàng vạn người lính cầm súng chiến đấu bảo vệ quê hương, bỏ ra xương máu giành lấy độc lập tự do cho đất nước, cho chủ nghĩa xã hội đọng mãi trong lòng cô Thùy – người con gái Hà Nội thâm trầm, mãnh liệt.

Đức Phổ - Quảng Ngãi, mảnh đất anh hùng này vẫn còn nặng những đau thương. Máu đổ, xương rơi cứ nhắc hoài tên Thùy Trâm bên trạm xá. Và chưa một lần nào người con gái Hà Nội này khỏi những băn khoăn, trăn trở trước những cơn đau của bệnh nhân. Chị tìm thấy được sự đồng cảm với họ từ nụ cười, ánh mắt, cử chỉ, hành động và cả những giọt mồ hôi lắng đọng trên từng vầng trán người chiến sĩ. Ở những nét giản dị rất đời thường như vậy, cho mọi người hiểu rằng Thùy Trâm mang dáng vóc của chủ nghĩa nhân văn và tinh thần của chủ nghĩa xã hội sâu sắc.

Bên trạm xá của mình, mỗi ngày cứ thêm cho chị những trang nhật ký đẹp, không kém phần xót xa, căm giận bọn khát máu giết người vô nhân đạo. Bao nhiêu đồng đội của Thùy có chung lý tưởng lần lượt hy sinh, đau xót nhưng chị không gục ngã. Đứng trên ngọn đồi cao, trông về trạm xá của mình bị kẻ thù đốt phá, khói bốc nghi ngút, Thùy Trâm “rưng rưng nước mắt”, mối căm thù của chị “nóng bỏng như ánh nắng mùa hè”. Không có con đường nào khác hơn “là phải đánh cho không có một tên đế quốc nào trên đất nước ta, lúc đó mới có thể có hạnh phúc”.

Giữa bốn bề của miền sơn cước âm u, cuộc sống chiến đấu hết sức gian khổ cả về vật chất lẫn tinh thần. Những trang viết hàng ngày của chị chưa bao giờ thấy than thở, kêu rên bởi đây cũng là sự thành kiến của người chiến sĩ cách mạng. Nhật ký của chị như ngọn lửa bập bùng cháy mãi mối căm thù giặc. Chị sống, chiến đấu “và nghĩ rằng mình sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc”. Những dòng nhật ký của Đặng Thùy Trâm luôn tuôn chảy những sự dâng hiến bất ngờ “con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc” - Đặng Thùy Trâm đã tâm sự với mẹ mình như vậy.

Những trang nhật ký đầu tiên của chị chan chứa khát vọng được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam. Nỗi khát khao ấy luôn thường trực trong tim chị. Chị muốn mình trở thành người con ưu tú của Đảng để được sống, cống hiến, được làm người chủ nghĩa xã hội thực thụ. Chị nói với mẹ: “Mẹ yêu ơi, nếu như con của mẹ có phải ngã xuống vì ngày mai thắng lợi thì mẹ khóc ít thôi mà hãy tự hào vì các con đã sống xứng đáng”. Đời người ai cũng sống chỉ có một lần và ra đi mãi mãi “phải sống sao cho khỏi phải xót xa, ân hận vì những năm tháng sống hoài, sống phí”(N.A.Otrosky). Tổ quốc có một phần máu thịt của chị-Thùy Trâm đã trở thành người con ưu tú của Đảng.

Trang nhật ký cuối cùng của chị viết vào ngày 20.6.1970 như một sự dự cảm trước cuộc đời của mình. Chín ngày mòn mỏi chờ đợi đồng đội trở lại nhưng chờ mãi… vẫn biệt tăm vô âm tín. Thùy Trâm có cảm giác cô đơn, nhói lên cái sự “thèm người”, chị mong có một bàn tay “để nắm chặt bàn tay mình trong lúc cô đơn, truyền cho mình tình thương sức mạnh để vượt qua những chặng đường trước mắt”. Cách hai ngày sau Thùy Trâm hy sinh trong một trận càn của giặc Mỹ. Thùy Trâm đi rồi, tuổi trẻ của chị đã dừng lại, bao ước vọng, tình thương cả cay đắng, ngọt bùi theo linh hồn của chị mà lan tỏa trên mọi miền quê của Tổ quốc.

Nhà văn Vương Trí Nhàn khẳng định “sự tận tụy làm người của Đặng Thùy Trâm là nhân tố khiến cho những người lính Mỹ khác hẳn về lý tưởng cũng phải kính trọng”. Qua tấm gương liệt sĩ-bác sĩ Đặng Thùy Trâm, ta thấu hiểu hơn về cách sống, cách làm người của người phụ nữ Việt Nam – con người của chủ nghĩa xã hội. Thùy Trâm, quả thật chị “sống khôn mà thác thiêng”.
...
Xem thêm: Du lich ly son

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

Du lịch lý sơn thưởng thức bạch tuộc nướng

Du lịch Lý Sơn thưởng thức bạch tuộc nướng, thay vì tẩm ướp rồi nướng theo kiểu thông thường, bạch tuộc nướng kiểu Ý sẽ được luộc trước với rượu trắng cùng nước chanh cho thấm mềm và khử mùi tanh, khi nướng sẽ thơm ngon hơn.
dulichlyson-thuongthucbachtuocnuong

Nguyên liệu

1kg bạch tuộc tươi

100ml rượu trắng

25g tiêu hạt đen

2 trái chanh

2 củ tỏi, lột vỏ, đập dập

50ml dầu ô-liu

Chế Biến:

Rửa sạch bạch tuộc, cho vào nồi cùng với rượu trắng, hạt tiêu, nước cốt một trái chanh, tỏi đập dập.

Đổ nước ngập bạch tuộc, nấu sôi trên lửa liu riu cho đến khi bạch tuộc chín mềm, lấy ra để ráo nước.

Ướp bạch tuộc với ít muối, tiêu, để thấm. Nhóm lửa cho than cháy đỏ hồng, thoa một phần dầu ăn lên vỉ nướng, sau đó dùng cọ quét một lớp dầu ô-liu lên khắp bạch tuộc, nướng khoảng vài phút đến khi có màu vàng nâu đẹp mắt.

Cắt bạch tuộc ra thành những miếng nhỏ vừa ăn hoặc để nguyên con lên đĩa, trang trí cọng rau ngò tây và vài lát chanh cho đẹp mắt. Khuấy đều phần dầu ô-liu còn lại với nước cốt một trái chanh, thoa lên bạch tuộc, rắc thêm ít muối tiêu cho vừa ăn.
...
Xem thêm: Tour du lịch Lý Sơn hấp dẫn tại đây