Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

Du lịch Lý Sơn tự túc hè 2016

Du lịch Lý Sơn tự túc đang được dải trẻ lựa chọn nhiều nhất hiện nay, nhất là vào dịp hè hành khám phá Lý Sơn du khách sẽ được hòa mình vào làn làn nước trong xanh, cát trắng miên man, bên cạnh đó du khách còn được thưởng thức những hải sản tuyệt ngon là những điều đang đón chờ bạn khám phá.

dulichlysontutuche2016

Phương tiện du lịch Lý Lý Sơn tự túc.
 
Máy bay: Từ Hà Nội/Sài Gòn, bạn có thể đặt vé đến sân bay Chu Lai (Quảng Nam), giá vé trung bình từ 1,5 triệu - 4 triệu, book vé càng sớm càng được vé rẻ. Sau khi tới sân bay Chu Lai,bạn hãy nhanh chân di chuyển ra mini-bus miễn phí duy nhất trong ngày được thành phố hỗ trợ, chở khách từ sân bay về tới Quảng Ngãi.

Xe khách: Từ Hà Nội, bạn có thể đi từ bến xe Nước Ngầm, Lương Yên. Xe chất lượng cao, có giường nằm, bạn nên gọi điện hoặc đặt trước qua mạng với giá vé dao động 400k-600k . Đi khoảng 20 tiếng, từ trưa hôm trước để kịp hôm sau tới Thành phố Quảng Ngãi.

Tàu hoả: Đi khoảng 18 tiếng, giá vé dao động 400-600k.

Cảng Sa Kỳ cách TP Quảng Ngãi khoảng 20km. Teen có thể ở lại Quảng Ngãi một đêm, hôm sau bắt xe buýt sớm lúc 5giờ hơn để không bị lỡ tàu hoặc bắt xe taxi / xe buýt ( tuyến số 03 giá vé 14k/lượt) tới Sa Kỳ ngay trong ngày. Cảng Sa Kỳ bán vé từ 6h30, bạn có thể mua vé trước 1 ngày hoặc đặt qua điện thoại nếu đoàn đông. 

-  Tàu cao tốc: Giá vé 110k/người, chỉ có 1 chuyến/ngày, xuất bến khoảng 7h30-8h.

- Tàu gỗ: Giá 55k/vé. Tàu gỗ chở hàng hoá, khoang hành khách nhỏ và chật, thời gian đi lâu và xuất bến chậm. Dễ say và không có điều hoà.
 

dulichlysontutuche2016-thuongthucamthuc

Đảo Lý Sơn nơi được mệnh danh là vương quốc tỏi, cây tỏi không chỉ làm tô thêm vẻ đẹp cho lý sơn mà còn là món ăn được người dân nơi đây dùng để đãi khách quý, không những thế nhiều du khách đến đây còn mua tỏi làm quà cho người thân.

Những hải sản thường được du khách lựa chọn nhiều khi đi Lý Sơn như: Cá Tà Ma, cua huỳnh đế, ốc tượng, cừ...Ốc tượng là món hải sản nổi tiếng nhất ở đây, được nhiều du khách ưa chuộng. Ốc tượng không phải dễ tìm, nói là ốc biển nhưng không phải biển nào cũng có. Đảo Lý Sơn có lẽ được xem là quê hương của loài ốc tượng. Loại ốc tượng to và ngon nhất phải chọn loại lớn cỡ bàn tay xòe, nặng khoảng nửa ký. Người dân đảo Lý Sơn có thể chế biến loại ốc này thành các món ăn đơn giản mà nhưng rất hấp dẫn.

 Điểm tham quan trên đảo.

dulichlyson-tutuche2016

Điểm đầu tiên du khách đến đây mà không thể bỏ qua được đó là cổng tò vò nơi đây còn được nhiều du khách lựa chọn làm điểm chụp ảnh lưu niệm, có thể nói đây là một "vòm cổng" bằng đá cao khoảng 2,5m, có hình thù ngoạn mục, và hoàn toàn không có sự tác động nào của bàn tay con người.

Ngoài ra Lý Sơn còn có nhiều điểm đến như: Chùa đục, chùa hang, hòn mù cu, núi thới lới...bạn có thể đi men theo sườn níu bắt gặp một khung cảnh tuyệt đẹp hiện ra ngay trước mắt với phong cảnh hữu tình, tam gác lại bao bộn bề lo toan cuộc sống thường ngày, tránh xa chốn đô bồ náo nhiệt của chốn thị thành thành, đến đây bạn như xua tan đi tất cả để rồi thả mình cùng biển cả bao la và có nhiều điểm đến tuyệt vời hơn thế đang chờ bạn khám phá.

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Du lịch biển đảo Lý Sơn

Đầu hè những cơn gió mang hơi ẩm từ biển ùa vào đất liền khiến lòng nôn nao như muốn níu kéo con người ta về với đảo. Sáng sớm, hừng đông đã rực đỏ phía chân trời, hàng dương bên đường lấp lóa ánh sáng trong veo. Vị biển nồng đượm...Du lịch đảo Lý Sơn

dulichbiendaolyson

Cách đây gần mươi năm, con thuyền gỗ đánh cá đưa tôi đến đảo. Khi ấy, đảo là một khái niệm khá xa vời với một đứa quen nếp thị thành như tôi. Cảng nhỏ ban mai nhộn nhịp chào đón mọi người bằng những đôi mắt cá trong veo, đám mực với thân mình nhấp nháy, bằng nụ cười đôn hậu của các cô, các chị và giọt mồ hôi trên trán của anh ngư dân. Con đường đất luồn lách đưa tôi đến những ngôi nhà nhỏ, thấp lè tè, đan quyện vào nhau như một mê cung, tựa lưng vào, như để bao bọc chở che cho nhau. Ngày nắng, ngủ trưa trong căn nhà bé xíu nhưng lộng gió, mùi biển rin rít da thịt, bù lại bầu trời xanh trong và biển, núi hoang sơ đem đến cảm giác thanh bình đến lạ. Bữa cơm canh cá biển tươi rói mang đậm tình người.

dulichbiendaolyson

Đảo nhỏ đêm đến lại mênh mang, trải một thứ ánh sáng kỳ ảo. Những ruộng hành, ruộng tỏi và những dãy bàng vuông dưới ánh trăng đêm tỏa sáng lấp lánh huyền diệu. Bờ cát, mặt biển cũng ánh lên thứ ánh sáng đẹp đến nao lòng. Đảo lúc ấy chưa có điện. 7 giờ tối, cả không gian trên đảo được chiếu sáng bởi một “ngọn đèn” duy nhất đó là ánh trăng mà thôi.

 Những gương mặt tuổi 20 cũng trở nên rạng rỡ. Chúng tôi thỏa lòng ngả mặt hứng ánh trăng non. Ánh trăng đêm thanh bình, khoan dung như lòng mẹ vỗ về, ấp ôm đảo nhỏ.
dulich-biendaolyson

Nay, con tàu cánh ngầm nhiều mã lực tung bọt trắng xóa bên mạn lại đưa tôi ra đảo. Đảo nay đã khác. Tôi đã trưởng thành và đảo cũng vươn mình mạnh mẽ. Những nhà hàng, khách sạn lớn mọc lên san sát. Những khuôn mặt du khách hớn hở khám phá mọi ngóc ngách của đảo. Chợ đêm nhộn nhịp hàng quán, tôm cá tươi rói dưới ánh điện sáng rộn ràng cả một góc đảo. Dân đảo mang những thứ thân thuộc nhất trong cuộc sống thường ngày của mình ra làm “đặc sản” - bán mua. Vẻ đẹp hoang sơ của đảo, nay được khai thác triệt để làm du lịch. Và như thế chút “hương đồng gió nội cũng đã bay đi ít nhiều”.

Tôi đã có đôi chút thoáng buồn, nhớ tiếc đảo của ngày trước. Nhưng rồi, những “đôi chút” đó bay biến mất khi nhận ra dù đảo có khác xưa nhưng cư dân đảo vẫn vậy. Cái nhìn đôn hậu, tấm lòng thơm thảo của người miền biển vẫn đấy. Ẩn trong chất giọng đậm vị muối mặn, trong những giọt mồ hôi trên bến dưới thuyền, trong cái chỉ tay rành rọt giới thiệu về thắng cảnh quê hương với dáng điệu tự hào, trong cả bán mua họ vẫn mời chào nồng hậu. “Dân đảo mình nó thế. Và mãi mãi vẫn thế thôi, từ trong căn cốt rồi” – cô bán tỏi nhanh tay nhặt thêm vài cái bánh ít bỏ vào túi tặng khách bảo vậy. 

Nhìn khuôn mặt, nụ cười rạng ngời của những người con đất đảo tôi càng hiểu và tin yêu hơn về sức sống mạnh mẽ và giá trị trường tồn của mảnh đất nơi đầu sóng này.

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

Du lịch đảo bé lý sơn

Hành trình cung công ty du lịch Vietsense đến với chuyến du lịch đảo bé lý sơn du khách sẽ bắt gặp một hòn đảo đầy hoang sơ, nhưng cũng không kém phần hấp dẫn, đến đây du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơi đây mà còn được thưởng thức những ẩm thực tươi ngon với người dân vô cùng mến khách.

dulichdaobelyson
Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cách đất liền 15 hải lý (khoảng 27 km) và bao gồm đảo Lớn, đảo Bé, hòn Mù Cu. Trong đó, đảo Bé Lý Sơn (hay còn gọi là đảo An Bình) là một hòn đảo có diện tích rất nhỏ với 0.69 km2 và nằm cách đảo Lớn khoảng 7 km. Lặng lẽ giữa biển khơi, đảo Bé tự tạo cho mình nét đẹp riêng của cuộc sống yên bình cùng với vẻ đẹp hoang sơ độc đáo của thiên nhiên.

Đảo Bé không ồn ào, không tấp nập cư dân sinh sống và cũng chẳng nhộn nhịp, đông đúc du khách như những hòn đảo du lịch khác, thế nhưng đảo Bé vẫn có một sức hút lạ kỳ níu giữ bao bước chân của một số ít phượt thủ đã từng đặt chân đến nơi này.

Từ trên đỉnh núi cao cao ở đảo Lớn, bạn có thể sẽ nhìn thấy đảo Bé – một hòn đảo nhỏ xinh được bao bọc biển xanh thăm thẳm, ngỡ như một ốc đảo thần tiên chứa đựng những điều diệu kỳ mà ai ai cũng khát khao được khám phá.
dulichdaobelyson-daoanbinh

Đến đảo An Bình, bạn sẽ tìm thấy một thế giới mới lạ lẫm và mải mê lang thang khắp nơi, thích thú ngắm nhìn cảnh vật. Buổi sớm, khi mặt trời nhả ra những tia nắng ấm áp nhẹ nhàng, cả không gian trở nên thơ mộng biết bao với những mái nhà nhỏ nhấp nhô, những ruộng tỏi, ruộng hành bậc thang trải dài và bầu trời thì được phủ lên một màu xanh êm dịu, những đám mây bồng bềnh tựa như kẹo bông gòn xốp mịn.

Dạo quanh đảo An Bình trong bình minh hay hoàng hôn hay đêm đen, bạn cũng sẽ tìm thấy những vẻ đẹp quyến rũ của thiên nhiên hoang sơ, như bình minh lấp lánh những vạt nắng, hoàng hôn rực rỡ và màn đêm lung linh ánh sao.

Bước dọc theo con đường dẫn đến biển, bạn sẽ không khỏi sửng sốt trước vẻ đẹp của bãi biển trong xanh, sóng vỗ bờ tung bọt trắng xóa, dải cát trắng mịn màng, những rặng dừa tràn đầy sức sống và những gành đá đen mun kỳ vĩ.
dulich-daobelyson

Bạn có thể thỏa thích đắm mình trong làn nước màu xanh ngọc bích, mát lạnh tận hưởng những phút giây sảng khoái hoặc dạo bước trên cát, nằm dưới những rặng dừa xanh đón những ngọn gió mát rười rượi, lắng nghe âm thanh của biển và hít hà hương biển mặn nồng đặc trưng. Ngày qua ngày, đảo An Bình vẫn giữ được nét hoang sơ tươi đẹp vốn có của riêng mình.

Tìm về thiên đường biển của đảo Bé, ta lại ngỡ như được lạc bước đến Maldives - một “Maldives nhỏ bé của riêng đất Việt”. Ở nơi đây, bạn sẽ “lịm dần” trong những xúc cảm ngập tràn hạnh phúc, sung sướng. Hòn đảo bé xíu này hẳn sẽ là một “nơi trú ẩn” tuyệt vời cho những ai yêu thích biển cả đấy!

Ở đảo An Bình, bạn còn có thể dạo chơi ở làng chài, trải nghiệm chèo thuyền thúng lênh đênh trên biển, cắm trại bên bờ biển, thưởng thức những món ngon bình dị đến từ biển cả và trò chuyện, chia sẻ những câu chuyện, nỗi niềm của những người dân vùng biển xa xôi.

Như chính tên gọi của nó, An Bình mang đến cảm giác thư thái, tự tại và bình yên ngay tại mảnh đất xa lạ lần đầu đặt chân bạn được đặt chân đến. Dường như tâm hồn cũng trở nên trong trẻo hơn, chẳng vấn vương những buồn phiền và căng thẳng, chán chường cũng tan biến đi tự lúc nào chẳng rõ. Phải chăng, nơi đây chính là ốc đảo tuyệt vời để có bạn có trốn thành phố hoa lệ, tìm lại cuộc sống gần gũi với thiên nhiên?

Qua từng thước ảnh lung linh, đảo An Bình hiện lên với vẻ đẹp ngỡ ngàng, mê hồn đã làm bao người mê mẩn và say đắm. Trước vẻ đẹp ấy của đảo An Bình, bạn đã sẵn sàng cho một chuyến phượt kế tiếp ở Lý Sơn chưa nào? Hãy tạm rời thành phố và trú ẩn trên đảo An Bình để tìm thấy một thiên đường dành riêng cho những người yêu biển nhé!

Lịch trình tour du lịch Lý Sơn- TP.HCM - Quảng Ngãi - Chứng Tích Mỹ Sơn - Chùa Thiên Ấn - Đảo Lý Sơn - Tam Kỳ - 4 ngày 3 đêm

  NGÀY 01: HÀ NỘI – QUẢNG NGÃI (ĂN: TỐI)

11h30: Xe và HDV đón Quý khách tại điểm hẹn đi sân bay Nội Bài, lên chuyến bay đi Tam Kỳ vào lúc 14h00.

15h55: Có mặt tại sân bay Tam Kỳ, HDV đón đoàn đi tham quan.

    Chùa Thiên Ấn - là ngôi Chùa linh thiêng của Quảng Ngãi )
    Mộ Huỳnh Thúc Kháng, Ngắm sông Trà Khúc và Tp quảng Ngãi từ trên cao.
    Khu Chứng Tích Sơn Mỹ - nơi xảy ra vụ thám sát ngày 16/03/1968, là đỉnh cao trong muôn vàn tội ác của đế quốc Mỹ đối với nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa bị cả loài người lên án.
    Đoàn Tham quan và tắm biển tại bãi biển Mỹ Khê, thưởng thức đặc sản biển tại Nhà hàng khách sạn Mỹ Khê.

19h00: Quý khách về khách sạn nhận phòng nghỉ ngơi. Tự do khám phá Tp. Quảng Ngãi về đêm.

NGÀY 02: QUẢNG NGÃI – CẢNG SA KỲ - ĐẢO LÝ SƠN (ĂN: SÁNG, TRƯA, TỐI)


06h00: Đoàn ăn sáng tại khách sạn, sau đó HDV đưa đoàn ra cảng Sa Kỳ là Cảng biển và cũng là một cửa biển trong năm cửa biển của tỉnh Quảng Ngãi, nằm ở địa bàn xã Bình Châu thuộc khu kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn.

07h30: Quý khách có mặt tại cảng Sa Kỳ, lên chuyến tầu vào lúc (08h00)

09h30: Đoàn có mặt tại cảng Lý Sơn, xe đón đoàn đi tham quan.

    Đài tưởng niệm, nhà trưng bày hải đội Hoàng Sa – du khách đều khâm phục, trân trọng và tự hào về những hùng binh của đảonăm xưa, vừa đi đánh bắt hải sản vừa là những người đo đạc hải trình, vẽ bản đồ Hoàng Sa và dựng bia cắm mốc chủ quyền lãnh hải quốc gia.
    Đình làng An Hải, Chùa Hang – di tích lịch sử cấp Quốc Gia

11h30: Quý khách ăn trưa tại nhà hàng, sau đó nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi.

14h00: HDV đưa đoàn đi tham quan.

    Đình làng An Vĩnh, tham quan Âm Linh Tự - nơi diễn ra lễ khao Lề Thế Lính Hoàng Sa
    Chùa Đục - nơi có tượng Phật Quang Âm phát quang nổi tiếng linh thiêng, Miệng Núi Lửa, Bàn Cờ Tiên, Dinh Thự đội thuyền Phụng, Cổng đá Tò Vò.

19h00: Quý khách thưởng thức đặc sản của địa phương vùng Đảo,Tự do khám phá Lý Sơn về đêm. Nghỉ đêm đảo Lý Sơn.
    
NGÀY 03: ĐẢO LÝ SƠN – TAM KỲ - BÃI RẠNG (ĂN: SÁNG, TRƯA, TỐI)

05h30: Quý khách dậy sớm ngắm bình minh trên đảo và tham quan Cảng Cá ngay Cầu Tàu quý khách tự do mua sắm đặc sản Vùng Đảo như. Hành, Tỏi Lý Sơn, mực, ốc là thương hiệu nổi tiếng của Vùng Đảo…

06h15: Ăn sáng tại khách sạn, sau đó xe đưa đoàn ra cảng Lý Sơn lên chuyến tầu về lại đất liền vào lúc (07h15:08h30).

09h00: Quý khách có mặt tại cảng Sa Kỳ, HDV đón đoàn khởi hành đi Biển Rạng – Quảng Nam.

10h30: Đoàn có mặt tại Biển Rạng, nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi. Ăn trưa tại nhà hàng.

13h30: Xe đưa đoàn đi tham quan.

    Mỏm Bàn Than - Trên suốt dãi bờ biển nước xanh, cát trắng chạy dài từ bắc xuống nam, bất chợt nổi bật lên một vách đá sắc đen như than, xếp chồng lên nhau kéo dài hơn 2 km, đỉnh cao khoảng 40 mét với nhiều hình thù lạ mắt, kết hợp với những vân đá tạo thành những tác phẩm điêu khắc độc đáo của tạo hoá. Từ đỉnh Bàn Than có thể phóng tầm mắt, nhìn bao quát một vùng biển trời mênh mông với bóng dáng ẩn hiện của đảo Cù Lao Chàm, của Hòn Ông ngoài đại dương khi xa. Hoà quyện với trời đất và biển cả, Bàn Than tạo nên một cảm giác chênh vênh đến choáng ngợp.

16h00: Đoàn trở về khách sạn, tự do tắm biển Bãi Rạng nguyên sơ với những ghềnh đá và ngọn đồi thấp thông ra biển, tạo nên phong cảnh tuyệt thú. Bãi có hàng dương liễu tươi mát rượi. vẽ đẹp hoang sơ của bãi Rạng làm cho con người dễ hòa mình với thiên nhiên và biển cả hơn. Quý khách thưởng thức món cá chuồn xanh nướng, cuốn rau sống chấm nước mắm ớt, vừa ăn vừa hít hà trong chiều tà bãi Rạng.

19h00: Quý khách ăn tối tại nhà hàng, tự do khám phá Tam Kỳ về đêm.

NGÀY 04: TAM KỲ – HÀ NỘI (ĂN: SÁNG, TRƯA)

Đoàn ăn sáng tại khách sạn. Tự do tham quan.

11h30: Quý khách làm thủ tục trả phòng, sau đó ăn trưa tại nhà hàng.

14h00: HDV đưa đoàn ra sân bay Chu Lai khởi hành về Hà Nội vào lúc 16h30.

18h20: Quý khách có mặt tại sân bay Nội Bài,HDV đón đoàn về điểm hẹn ban đầu, chia tay kết thúc chương trình.

Xem thêm: Tour du lịch đảo Lý Sơn tại đây

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

Du lịch Lý Sơn - Mùa biển đảo

Du lịch Lý Sơn - Mùa biển đảo hàng năm cứ vào tháng 3 âm lịch, người dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) lại làm lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Không biết lễ thức này có tự bao giờ, nhưng chắc hẳn nó chỉ có khi đội Hoàng Sa gánh vác sứ mệnh lịch sử thiêng liêng trên biển Đông. Đã có hàng vạn người vượt qua không biết bao nhiêu sóng gầm, bão tố để đo đạc thủy trình, cắm cột mốc dựng bia chủ quyền lãnh thổ và khai thác tài nguyên biển đảo...
dulichlyson-mua-bien-dao

Ngày nay, Lý Sơn là điểm đến lý tưởng của du khách vào dịp hè từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Để đến Lý Sơn, có thể di chuyển bằng 3 phương tiện: máy bay, tàu lửa và xe khách. Từ Hà Nội và TPHCM, mỗi ngày có ít nhất 2 chuyến bay đến sân bay Chu Lai (Quảng Nam) rồi từ đó vào Quảng Ngãi bằng đường bộ. Với tàu lửa, có đủ chuyến tàu chậm, tàu nhanh và chuyến sớm nhất đến Quảng Ngãi khoảng 1 giờ sáng, kịp tận hưởng cảnh sớm mai ở cảng Sa Kỳ trước khi lên tàu cao tốc thẳng tiến Lý Sơn. Ở Sa Kỳ, hàng ngày có ít nhất 3 chuyến tàu cao tốc ra đảo từ 7giờ 30 đến 9 giờ. Tuy nhiên, vào mùa du lịch, số lượt tàu ra vào sẽ tăng lên phục vụ nhu cầu của khách. Giá vé khoảng 100.000/người/lượt.

Đến Lý Sơn, điểm đến đầu tiên là đảo Bé. Từ đảo Lớn - Lý Sơn qua đảo Bé, có thể đi tàu (khởi hành từ 8 giờ sáng) và trở lại lúc 14 giờ 30 hàng ngày. Tại đây có một bãi tắm đẹp tuyệt vời với làn cát trắng mịn, bao bọc bởi cánh cung vách đá cao và những con sóng tung bọt trắng xóa. Khách đi dạo một vòng quanh đảo tham quan cảnh đẹp, ruộng tỏi, tới bãi tắm ở phía cuối đảo rồi quay trở lại cầu tàu để nghỉ ngơi ăn uống.
dulichlyson-muabiendao-daobe

Rời đảo Bé, trở lại đảo Lớn, khách hãy đến tham quan cột cờ Tổ quốc trên núi Thới Lới - ngọn núi cao nhất ở đảo Lý Sơn. Cột cờ có chiều cao 20m, đế trụ cờ và móng cột cờ được xây dựng bằng bê tông cốt thép, mặt hướng ra quần đảo Hoàng Sa. Chùa Hang cũng là địa điểm thu hút khách du lịch. Gọi là chùa Hang vì chùa nằm trong một hang đá lớn nhất trong hệ thống hang động ở Lý Sơn, được tạo ra từ dãy núi Thới Lới, màu nham thạch, vách núi dựng đứng cao gần 20m. Lý Sơn còn có hang Câu, hòn Mù Cu… - những điểm đến cuốn hút khác.

Đặc sản ở Lý Sơn có nhiều món ngon hấp dẫn nhất là hải sản. Du khách hoàn toàn yên tâm vì hải sản Lý Sơn hoàn toàn tươi ngon, đậm đà và cách chế biến giữ được độ tự nhiên, ngon ngọt của món ăn. Có thể kể đến ốc tượng, ốc từ, cua huỳnh đế, nhum, cá tà ma, sứa… Đặc biệt ở Lý Sơn có món gỏi rong biển và gỏi tỏi, mang một hương vị đặc biệt và chỉ có ở Lý Sơn.
dulichlyson-muabiendao-octuong

Rời Lý Sơn, du khách hãy mua một ít đặc sản tỏi Lý Sơn hay hải sản đóng thùng tươi ngon về nhà. Lý Sơn sẽ để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách với những ngày nắng ấm, bãi biển trong vắt, cảnh đẹp tự nhiên và người dân thân thiện dễ mến…

Lịch trình tour cụ thể các bạn hãy cùng tham khảo nhé.
 NGÀY 01    HÀ NỘI – CHU LAI – QUẢNG NGÃI                         (Ăn: trưa, tối)

Sáng    06h30: Quý khách có mặt tại sân bay Nội Bài (tự túc làm thủ tục) đáp chuyến bay đi Chu Lai lúc 08h20.
09h45: Đến sân bay Chu Lai hướng dẫn viên VietSense Travel đón quý khởi hành đi Quảng Ngãi. Trên đường đi Đoàn tham quan khu chứng tích Sơn Mỹ (thảm sát Mỹ Lai) – chứng tích tội ác chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam.

Trưa    12h00: Đoàn dùng cơm trưa tại Quảng Ngãi, về khách sạn nhận phòng nghỉ ngơi.

Chiều    Sau giờ nghỉ trưa, đoàn khởi hành chinh phục Thiên Ắn Niên Hà, viếng chùa Thiên Ấn, mộ Chí sĩ cách mạng Huỳnh Thúc Kháng Ngắm hoàng hôn trên sông Trà Khúc và Thành phố Quảng.

Tối    17h00: Quý khách ăn tối tại nhà hàng khách sạn – Tự do khám phá thành phố Quảng Ngãi về đêm.

NGÀY 02    CẢNG SA KỲ - ĐẢO LÝ SƠN        (Ăn sáng, trưa, tối)                                                

Sáng    Quý khách zậy sớm Ăn sáng buffet tại khách sạn. 06h00: Xe đón đoàn khởi hành đi cảng Sa Kỳ, 08h00: quý khách lên tàu đi Lý Sơn. 09h30: Đến đảo xe  đón khách tham quan Đình Làng An Hải, tham quan Chùa Hang. Nhận phòng nghỉ ngơi.

Trưa    Ăn trưa tại nhà hàng khách sạn.

Chiều    Bắt đầu hành trình khám phá “Vương Quốc Tỏi”: quý khách đi tham quan Nhà Trưng Bày Đội Hoàng Sa, thăm Âm Linh Tự - nơi tổ chức Lễ Khao Lề Thế Lính Hoàng Sa hằng năm, viếng cảnh chùa Hang – một trong những thắng cảnh đẹp nhất trên đảo với truyền thuyết “ Đường lên trời - Đường xuống Âm Phủ”; mục kích ngọn hải đăng – khu cảng biển. Đoàn trở về tham quan Đền Thờ Thiên y A Na, chùa Đục, Bàn Than, Vò Vò Chun, chinh phục đỉnh núi Giếng Tiền, nghe truyền thuyết về Bàn Cờ Tiên.
16h00: Đoàn thuê tàu ra Đảo Bé (chi phí tự túc), ngắm nhìn những cánh đồng tỏi bát ngát, Quý khách có thể mua về làm quà cho người thân.
18h00: Khởi hành về Đảo Lớn – Ăn tối tại nhà hàng Khói Chiều – Tự do nghỉ ngơi.     

Tối    Nghỉ đêm tại Lý Sơn

NGÀY 03    LÝ SƠN – HỘI AN - ĐÀ NẴNG            (Ăn sáng, trưa, tối)                           

Sáng    05h00: Qúy khách dậy sớm ngắm bình minh trên đảo và tham quan Cảng Cá ngay Cầu Tàu, mua sắm đặc sản: (hành, tỏi Lý Sơn – thương hiệu nổi tiếng của vùng Đảo) , đồn độn, mực, ốc,.... Ăn sáng buffet tại khách sạn.

Trưa    Ăn trưa tại nhà hàng, xe đón đoàn khởi hành ra cảng Lý Sơn, đáp chuyến tàu 13h00 về lại cảng Sa Kỳ. Tiếp tục hành trình về với Hội an.

Tối    Đoàn dùng cơm tối với các đặc sản: Cao Lầu, Bánh vạc.... tham quan Phố Cổ Hội An – một quần thể di tích kiến trúc vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn với nhiều công trình ấn tượng: Chùa Cầu, Hội Quán, Bảo Tàng, Nhà Cổ, Bến Cảng…..phản ánh sự giao thoa văn hóa - tín ngưỡng -  kiến trúc của ba quốc gia: Việt Nam – Nhật Bản – Trung Quốc từ thế kỉ thứ 16 – 17.
19h30: Khởi hành Về lại Đà Nẵng – Quý khách Nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi.

Ngày 04    BÁN ĐẢO SƠN TRÀ – TIỄN BAY                        (Ăn Sáng)

Sáng    Qúy khách ăn sáng Buffet tại khách sạn. Sau đó Trả phòng khách sạn, xe đón quý khách khởi hành tham quan Bán đảo Sơn Trà -  Viếng chùa Linh Ứng, Trấn tâm linh phía đông của Thành phố Đà Nẵng, chiêm ngưỡng tượng Quán Thế Âm cao 67m. Mua sắm đặc sản tại chợ Hàn hoặc tại Siêu thị đặc sản Miền Trung.

Trưa    Đến giờ xe đưa Quý khách ra sân bay làm thủ tuc đáp chuyến bay khởi hành về Hà Nội/Hồ Chí Minh. Chia tay Quý khách và kết thúc chương trình.
 
Tham khảo thêm tour du lịch đảo lý sơn hấp dẫn tại đây.

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

Hành trình du lịch đảo lý sơn

Hành trình cùng Vietsense đến với chuyến du lịch đảo lý sơn đưa du khách đến với hòn đảo duy nhất của Quảng Ngãi, nơi đây còn được mệnh danh là vương quốc tỏi, hiệ đang được du khách gần xa quan tâm đặc biệt là giới trẻ hiện nay đến khám phá bỏi nó ẩn chứa một vẻ đẹp xao xuyến lòng người mà khó có nơi nào có được….
hanhtrinhdulichdaolyson

Lý Sơn gồm 3 hòn đảo là Đảo Lớn, Đảo Bé và hòn Mù Cu. Đảo Lớn còn gọi là Cù Lao Ré, là trung tâm của Lý Sơn. Đảo Bé còn có tên gọi khác là An Bình. Hòn Mù Cu ở phía đông, nằm sát Đảo Lớn, là đảo nhỏ nhất và không có người ở.

Nên đi du lịch đảo Lý Sơn vào mùa sau:

- Mùa hè, trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 9 thời tiết khá đẹp và có nắng, phù hợp cho việc đi biển.

- Mùa tỏi Lý Sơn bắt đầu được trồng vào tháng 9 và thu hoạch vào khoảng đầu tháng 12

- Lễ khao thề lính Hoàng Sa diễn ra vào các ngày 18-19-20 tháng 3 (âm lịch)

Những địa điểm tuyệt đẹp không nên bo qua khi đến đảo Lý Sơn

Chùa Hang
hanhtrinhdulichdaolyson-chuahang

Chùa Hang (tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự, Chùa đá trời sinh) ở xã An Hải, đảo Lý Sơn, được lập ra dưới triều vua Lê Kính Tông bởi ông Trần Công Thành, một trong những người đã ở đây tạo dựng cùng với việc khẩn hoang, mở đất lập làng An Hải, An Vĩnh xưa. Gọi là chùa Hang vì chùa nằm trong một hang đá lớn nhất trong hệ thống hang động ở Lý Sơn, được tạo ra từ dãy núi Thới Lới, màu nham thạch, vách núi dựng đứng cao gần 20 m.

Cổng Tò Vò

hanhtrinhdulichdaolyson-tovo

Từ cầu cảng chính đi vào cổng chào của Lý Sơn, rẽ trái đi meo theo con đường nhỏ đến gần chùa Đục sẽ thấy một mỏm đá nhỏ nằm sát dưới biển. Đây là một trong những địa điểm yêu thích của các bạn đam mê chụp ảnh khi đặt chân tới Lý Sơn, các bạn có thể cùng bạn bè tới đây để đón những khoảnh khắc khi bình minh lên hoặc khi hoàng hôn dần xuống.

Hòn Mù Cu

hanhtrinhdulichdaolyson-honmucu

Hòn Mù Cu nằm ở phía đông đảo cách trung tâm huyện 3.2 km sát với vũng neo đậu tàu thuyền An Hải. Là nơi rất đẹp bởi những hòn đá đen có nhiều kiểu độc đáo tạo nên, đây cũng là nơi nghĩ mát và ngắm mặt trời mọc lý tưởng trên đảo.

Hang Câu

hanhtrinhdulichdaolyson-hangcau

Nằm ở thôn Đông, xã An Hải (Lý Sơn) dưới chân núi Thới Lới, Hang Câu có một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ giữa một bên là biển, một bên là núi. Hang Câu được sóng và gió biển bào mòn, “khoét sâu” vào lòng núi và hình thành cách nay hàng ngàn năm từ nham thạch. Khung cảnh ở đây còn khá hoang sơ nhưng mang một vẻ đẹp rất thơ mộng, quyến rũ hút hồn du khách.

Cột Cờ Tổ Quốc Trên Đỉnh Thới Lới

hanhtrinhdulichdaolyson-cotcotrendinhthoiloi

Công trình Cột cờ Tổ quốc tại huyện đảo Lý Sơn được khởi công xây dựng từ ngày 4.5.2013, trên núi Thới Lới- ngọn núi cao nhất ở đảo Lý Sơn. Cột cờ có chiều cao 20m, đế trụ cờ và móng cột cờ được xây dựng bằng bê tông cốt thép, mặt hướng ra quần đảo Hoàng Sa. Công trình có dạng kiến trúc gồm: Đài cột, thân cột cờ, bậc thềm và khuôn viên xung quanh. Phần móng được chôn sâu dưới lớp đá với kỹ thuật kết cấu móng thường sử dụng cho những ngọn hải đăng vững chắc. Mặt chính trên đài có ghi lại thông tin toạ độ cột cờ. Đài cờ cao 5m, thân màu trắng được bọc ngang bởi khối màu đỏ mang sắc màu lá quốc kỳ.

Đảo Bé

hanhtrinhdulichdaolyson-daobe

Đảo Bé hay còn gọi là đảo An Bình đúng như tên gọi, có diện tích rất bé. Đảo Bé tuy diện tích rất nhỏ, nhưng lại có một bãi tắm đẹp tuyệt vời với làn cát trắng mịn, bao bọc bởi cánh cung vách đá cao, và những con sóng tung bọt trắng xóa ào ạt ngày đêm.

Từ đảo lớn mỗi ngày đều có tàu sang đảo bé, chạy lúc 8h sáng rồi quay lại vào lúc 14h30 hàng ngày. Sang Đảo Bé bạn có thể đi dạo một vòng quanh đảo thăm thú cảnh đẹp, các ruộng tỏi, tới bãi tắm ở phía cuối đảo rồi quay trở lại phía cầu tàu để nghỉ ngơi ăn uống.

Đỉnh Thới Lới

hanhtrinhdulichdaolyson-dinhthoiloi

Là một ngọn núi lửa đã tắt, đỉnh núi cao nhất của toàn đảo Lý Sơn (149m). Hiện tại trên đỉnh núi có một hồ nước ngọt có thể tích 30.000 m3 cung cấp toàn bộ nước ngọt cho cả 2 đảo lớn và đảo bé.

Chùa Đục và Quan Âm Đài


hanhtrinhdulichdaolyson-chuaduc

Ngôi chùa tọa lạc giữa lưng chừng sườn núi Giếng Tiền, ngọn núi lửa đã ngủ quên hàng ngàn năm trên đảo, du khách phải vượt qua hơn 100 bậc thang men theo sườn núi để đến được Chùa Đục.

Tọa lạc ngay tiền sảnh của khu thắng cảnh chùa Đục là tượng Quán Thế Âm cao 27 mét, dẫn lên các điện thờ cổ kính, rêu phong nằm sâu trong lòng núi. Chùa Đục còn gọi là chùa không sư, theo tương truyền của người theo đạo Phật, Quán Thế Âm từng chọn ngự ở đây, trấn giữ bình yên cho dân đảo tránh được những cơn thiên tai.

Từ chùa, theo hướng tượng Quán Thế Âm nhìn ra hướng biển cảnh đẹp như tranh. Thú vị nhất là leo lên tận đỉnh Liêm Tự để nhìn thấy miệng núi lửa bây giờ là một cảnh đồng cỏ xanh hình lòng chảo. Đỉnh núi là một đài ngoạn cảnh tưởng lý tưởng để ngắm nhìn bao quát biển đảo Lý Sơn từ trên cao để hiểu vì sao nơi đây được ví như chốn tiên cảnh.

Những Đặc sản hấp dẫn trên đảo
Đến đảo Lý Sơn bạn không chỉ được chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên thoang sơ tuyệt đẹp, mà còn có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sản tươi ngon do người dân nơi đây chế biến.
dulichdaolyson-goirongbien

Gỏi rong biển
Một trong những đặc sản của biển đảo Lý Sơn, nếu ai từng thưởng thức qua, hẳn khó mà quên hương vị đậm đà của món gỏi rong biển nơi đây. Những cọng rong biển thân tròn, rẻ nhánh như những cành san hô, xanh trong trộn lẫn giữa những cọng rau húng quế,bên trên, rắc khéo những hạt đậu phộng và ít hành phi dậy mùi kích thích khứu giác.
dulichdaolyson-goitoi

Gỏi tỏi
Đảo Lý Sơn được mệnh danh là vương quốc tỏi, cây tỏi ngoài lấy củ còn được chế biến thành món gỏi hấp dẫn. Gỏi tỏi Lý Sơn được làm từ thân tỏi đực, tỏi nhổ lên chỉ lấy phần thân, bỏ lớp vỏ ngoài cùng, rửa sạch hấp cách thủy cho chín rồi trộn với các loại gia vị, rắc thêm ít đậu phộng là có món gỏi có hương cay nồng của tỏi ngon tuyệt.
dulichdaolyson-octuong

Ốc tượng
Ốc tượng là món hải sản nổi tiếng nhất ở đây, được nhiều du khách ưa chuộng. Ốc tượng không phải dễ tìm, nói là ốc biển nhưng không phải biển nào cũng có. Đảo Lý Sơn có lẽ được xem là quê hương của loài ốc tượng. Loại ốc tượng to và ngon nhất phải chọn loại lớn cỡ bàn tay xòe, nặng khoảng nửa ký. Người dân đảo Lý Sơn có thể chế biến laoì ốc này thành các món ăn đơn giản mà cực ngon.

Ốc cừ
Gọi là ốc cừ vì ốc có miếng vảy che trước miệng tròn tròn giống chiếc cúc áo cứng như xà cừ, thịt ốc giòn và rất ngọt. Ốc cừ ở vùng biển Lý Sơn ngon hơn ốc ở các vùng biển khác. Ốc cừ được bắt từ biển, nơi nào có sóng lớn thì ốc càng ngon. Khi thủy triều rút xuống thấp, dạo mé bãi biển đã có thể bắt được ốc cừ, nhưng chỉ là ốc nhỏ. Muốn có ốc to phải ra biển thật sâu. Ốc cừ thường được người dân đảo chế biến bằng những hình thức dân dã như: nướng, luộc hay xào sả ớt nhưng vẫn rất ngon và độc đáo, giữ được hương vị của loại đặc sản vùng biển đảo Lý Sơn.
dulichdaolyson-cuahuynhde

Cua huỳnh đế
Đến Lý Sơn, bạn không thể bỏ qua những món hải sản tươi ngon một trong những đặc sản của Lý Sơn chính là cua huỳnh đế. Cua huỳnh đế được tôn xưng là vua của các loài cua. Bởi cua huỳnh đế có bộ áo giáp dày và cứng, màu đỏ hồng như chiến bào, li ti gai nhọn xuôi theo thân, càng to, cạnh sắc lém như dao. Trong lịch sử, loài cua huỳnh đế vốn là đặc sản tiến vua bởi thịt cua mềm, càng ăn càng ngon, thơm và bổ dưỡng.

Cua dẹt
Cua dẹt cũng được coi là một đặc sản của Lý Sơn. Trước đây, du khách nào đến đảo Bé muốn ăn con cua dẹt không phải là chuyện dễ bởi không phải ngày nào cũng bắt được chúng. Chúng chỉ bò lên từ những hốc đá sâu sau những cơn mưa dông, nay có nhiều hộ dân đã nuôi được chúng, bạn đã có thể thoải mái thưởng thức chúng bất cứ lúc nào.

Những con cua trông khô cằn, hoang dã thế nhưng khi nướng lên mùi thơm ngào ngạt. Bóc lớp vỏ đen cháy, những múi thịt trắng ngần săn chắc lộ ra, chấm muối ớt ăn nghe dậy lên vị thơm ngọt đậm đà.
dulichdaolyson-chaonhum

Cháo nhum biển
Con nhum – còn gọi là cầu gai hay nhím biển – hình dáng xù xì, xấu xí y hệt chùm gai, thường sống bám từ những bụi lá huệ quanh đảo. Sau khi đánh bắt , người dân bổ đôi con nhum, gỡ thịt chấm muối chanh với bồ tạt, ăn sống ngay khi mới vớt lên khỏi mặt nước hoặc trộn thịt nhum với trứng chưng mặn để ăn cơm. Có người nướng hoặc um thịt nhum với bắp chuối chát và cây chuối non… Nhưng, ngon nhất vẫn là món cháo nhum, ăn nóng , hương vị của món ăn này rất đặt biệt, có chút ngọt, chút mặn, hòa lẫn vị béo.

Cá tà ma
Cá tà ma là một loại cá sống ở biển, da có vảy màu nâu đen, thân dẹt, hình giống như con cá rô phi nước ngọt nhưng to hơn. Theo người dân ở đảo, sở dĩ loài cá này có tên tà ma là do chúng sống chủ yếu ở các gành rạn, rất lanh khôn, khó đánh bắt, nên dân gian gọi như vậy.

Thịt cá tà ma dai, chắc ngọt, mùi vị thơm lạ lùng, phần lườn là chỗ ngon nhất, nên ăn cá này ai cũng phải gắp ít lườn để thưởng thức vị béo rất riêng. Mùa đông người dân đảo thường nướng cá, mùa hè nắng nóng thì nấu canh hẹ, canh chua, lẩu, cháo.
dulichdaolyson-hauson

Hàu son xào
Huyện đảo Lý Sơn chẳng những có nhiều hải sản quý, mà còn nhiều món ăn dân dã như món hàu son xào đu đủ với hương vị độc đáo, đã đem đến cho người thưởng thức hương vị khó quên.

Hàu son hay còn gọi là Vẹm thuộc loài nhuyễn thể, có ở khắp gành, sống trong lớp cát san hô có rong biển. Vẹm hình bầu dục, lớn hơn ngón tay cái một chút. Bắt vẹm đem về dùng dao nhỏ, mũi nhọn tách vẹm làm 2 nửa, nạy lấy ruột. Ruột vẹm lớn gần bằng đầu ngón tay út, có màu đỏ gạch rất tươi. Cái ngon của vẹm là phải lấy ruột vẹm sống. Còn nếu phải luộc cho 2 nửa vỏ tách ra để lấy ruột như thế, sẽ mất đi vị ngọt và chẳng còn ngon nữa.
dulichdaolyson-goisua

Gỏi sứa
Món ăn không cầu kỳ, phức tạp là công thức của món gỏi sứa ngọt mát này giống như người dân xứ đảo luôn mộc mạc vậy. Sứa vừa vớt về đem ngâm trong nước chuối chát xắt mỏng để sứa đỡ ra nước, sau trộn với rau thơm, xoài, khế… pha chế chén nước chấm bằng mắm ngon. Ngoài ra, người dân nơi đây còn phi hành với dầu ăn dậy mùi thơm, vàng rộm trộn đều nhau, rồi rưới nước mắm và nêm nếm món gỏi cho thật vừa khẩu vị, và rắc thêm đậu phộng.
...
Xem thêm: Tour du lịch đảo Lý Sơn hấp tại đây

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

Du lịch Lý Sơn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của biển đảo

Du lịch Lý Sơn du khách sẽ bắt gặp vẽ đẹp của biển đảo nơi có đình, chùa, dinh, lăng, miếu... có mật độ dày và tráng lệ mà không đảo nào sánh được. Lý Sơn với diện tích chưa đầy 10 km2, cách đất liền khoảng 30 km, là hòn đảo nổi tiếng của Quảng Ngãi ẩn chứa một vẻ đẹp xao xuyến lòng người.
dulichlysonchiemnguongvedepcuabiendao

Lý Sơn (còn gọi là Cù Lao Ré) được tách ra từ huyện Bình Sơn năm 1992, có diện tích khoảng 10 km2 gồm đảo Lớn và đảo Bé. Huyện được chia làm 3 xã: An Vĩnh, An Hải và An Bình (đảo Bé).

dulichlyson-chiemnguongvedepcuabiendao

Mặc dù diện tích khá khiêm tốn nhưng dân số nơi đây có hơn 20.000 người. Lý Sơn là nơi có mật độ dân cư tương đương nhiều đô thị thuộc tỉnh. Người dân trên đảo chủ yếu sinh sống bằng nghề đánh bắt hải sản, trồng hành tỏi. 
dulichlysonchiemnguong-vedepcuabiendao

Quảng Ngãi đã khai trương tuyến du lịch biển đảo Lý Sơn từ năm 2007. Du khách từ thành phố Quảng Ngãi đi theo quốc lộ 24B về cảng Sa Kỳ, sau đó ra đảo bằng tàu cao tốc và thuê xe máy để đến các di tích trên đảo.

Lý Sơn còn được biết đến là nơi lưu lại nhiều bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam. Những bằng chứng vật thể và phi vật thể còn lưu lại hàng trăm năm qua tại Lý Sơn đã chứng tỏ Hoàng Sa và Trường Sa là một phần lãnh thổ thiêng liêng, không thể tách rời của Tổ quốc.

Ngọn Hải đăng trên đảo Lớn của Lý Sơn. Nước biển nơi đây trong vắt, du khách có thể nhìn thấy rong rêu biển hoặc những đàn cá nhỏ tung tăng bơi lội.

dulichlysonchiemnguongvedep-cuabiendao
Cảng cá nhìn từ ngọn Hải đăng.
...
xem thêm: Tour du lịch Lý Sơn hấp dẫn tại đây

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

Du lịch lý sơn thăm quan những địa danh nổi tiếng

Du lịch Lý Sơn thăm quan những địa danh nổi tiếng nơi đây như: Chùa Hang, chùa dục, cổng tò vò, hòn mù cu, miệng núi lửa, âm linh tự...bên cạnh đó du khách còn được thưởng thức những hải sản tươi ngon như: Cua huỳnh đế, cá tà ma, gỏi tỏi, gỏi rong biển ...Cùng người dân mến khách.
dulichlysonthamquannhungdiadanhnoitieng

Điểm đầu tiên phải kể đến đó là Âm linh tự là một công trình thờ tự thường gặp ở các làng, xã, xóm, ấp trên khắp đất nước Việt Nam.

Đây là nơi thờ cúng vong hồn những người chết đi nhưng vì nhiều lý do không có ai thừa nhận hoặc không ai biết đến. Họ có thể là một kẻ vô gia cư, không họ hàng thân thích. Cũng có thể họ có gia đình, còn bà con, thân tộc nhưng trên bước đường lưu lạc mưu sinh thình lình gặp tai ương bất trắc hay tật bệnh bất ngờ rồi lìa đời ở một nơi nào đó mà thân nhân chẳng được báo tin, vô tình trở thành những âm linh cô độc…

Thờ cúng ở Âm linh tự còn có những linh hồn là chiến sỹ trận vong, vì bối cảnh ác liệt của chiến trường nhiều khi xác thân không còn tìm được. Người xưa gọi chung những đồng loại rơi và tình cảnh như vậy là “thập loại chúng sinh” và dành cho họ mối thương cảm mang đậm tình người. Đại thi hào Nguyễn Du cũng đã từng viết bài “Văn tế thập loại chúng sinh” (Văn Chiêu hồn), lưu truyền rộng rãi trong dân gian, thể hiện sự đồng cảm sâu xa giữa những người đang sống với các cô hồn bạc phận.

Trong khi kiến lập đình, chùa để thờ Phật, Thánh, Thần mong cầu duyên, trợ phúc, người xưa cũng không quên dựng miếu vọng, nhang khói cho những cô hồn vất vưỏng còn chưa hóa kiếp, gọi là miếu âm hồn. Cũng có nơi cô hồn thờ chung trong nội thất đình làng, miếu bà tại một gian riêng. Nếu thờ ở ngoài sân thì bàn thờ âm linh được trí ở mặt sau bình phong, hướng đối diện với chính điện đình miếu.

Ngoài ra, nơi cửa Phật, bàn thờ cô hồn cũng được thiết riêng ở hiên phải của chùa, nơi đặt tượng Tiêu Diện Đại sỹ (dân gian gọi là Ông Tiêu), theo thuyết nhà Phật là một hoá thân của Bồ tát Quán Thế Âm làm nhiệm vụ chưởng quản, cứu độ cô hồn. Trong các buổi công phu kinh chiều, nhà chùa đều có cúng thí thực tại gian thờ này với ý nghĩa ban lộc cho những vong linh không người chăm sóc, thiếu vắng khói hương.

Theo quan niệm “Sinh hà, tử thị” (sống sao, chết vậy), trong các ngày lễ tết, cúng giỗ tại đình chùa, miếu tự cũng như ở tư gia đều có mâm cúng cô hồn để an ủi chia sẻ nỗi cô đơn của người bất hạnh.

Ở nhiều tỉnh ven biển miền Trung, trong đó có Quảng Ngãi, hằng năm đến tiết Thanh minh (khoảng tháng 3 âm lịch) người dân tảo mộ và cúng tế các vong linh cô hồn ở các âm linh tự, nghĩa tự, gọi là cúng Thanh minh. Đây là nét khác biệt với cư dân Bắc Bộ, vì ngoài việc cúng cô hồn, cư dân ven biển miền Trung không có tục tảo mộ tổ tiên và ăn tết Thanh minh vào dịp này.

Âm linh tự làng An Vĩnh xây dựng tại một giồng đất cao, thoáng đãng ở thôn Tây xã An Vĩnh, cách cảng Lý Sơn chừng 500m về phía tây. Mặt tiền Âm linh tự nhìn ra hướng nam, trước sân có đài tưởng niệm chiến sỹ trận vong uy nghi bề thế.
dulichlysonthamquannhungdiadanhnoitieng

Không giống với nhiều âm linh tự, nghĩa tự, miếu cô hồn ở những nơi khác, kể cả nghĩa tự làng An Hải trên cùng huyện đảo, Âm linh tự làng An Hải có mái che, các gian thờ bài trí quy củ, hàng năm tại đây diễn ra khá nhiều nghi lễ long trọng, có sự tham gia của đông đảo dân làng. Đây cũng là nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý liên quan đến các đội Hoàng Sa, Bắc Hải, kể cả những tư liệu là của riêng các gia đình, gia tộc được người dân tin tưởng đem lưu gởi.

Theo lời kể của các bậc cao niên, khoảng đầu thế kỷ XIX, hai làng An Vĩnh và An Hải (nay là xã An Vĩnh và xã An Hải) đã có đình làng và nghĩa tự. Tuy nhiên, đến khoảng thập kỷ 50 của thế kỷ trước, đình làng An Vĩnh bị hư hại, dân làng rước các linh vị thờ thần hoàng, các vị tiền hiền về thờ ở Âm linh tự. Vì vậy, trong hơn nửa thế kỷ, Âm linh tự làng An Hải là nơi sinh hoạt tâm linh, lễ hội dân gian tập trung của cộng đồng cư dân sở tại.

Đặc biệt, vào tiết Thanh minh hằng năm bà con các dòng tộc làng An Hải tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại Âm linh tự, một nghi lễ đặc biệt nhằm tưởng vọng và tri ân nghĩa liệt sỹ của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải cùng các dân binh, tráng đinh đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tuần phòng trên biển, trú phòng trên các quần đảo, chống trả quân cướp biển để bảo vệ tàu thuyền, ngư dân cùng sự yên lành của làng quê đất đảo.

Sử cũ chép rằng, dưới thời chúa Nguyễn và tiếp sau đó là triều đại nhà Nguyễn, nhà nước phong kiến Việt Nam đã cho thành lập các hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải làm nhiệm vụ tuần phòng trên biển, giong thuyền đến các quần đảo Hoàng Sa và Bắc Hải (Trường Sa) để thu lượm hải vật, sản vật, đo đạt hải trình, cắm mốc và dựng bia minh định chủ quyền đối với các quần đảo này.

Tài liệu, bản đồ, các trang ghi chép của những nhà truyền giáo, nhà buôn, các sỹ quan hải quân và các nhà thám hiểm phương Tây cũng góp phần chứng minh sự hiện diện khá thường xuyên của các lực lượng dân sự và quân sự người Việt tuần phòng trên vùng biển tiếp giáp hoặc cập thuyền đồn trú trên quần đảo Paracels (Hoàng Sa).

Với những người lính làm nhiệm vụ tuần phòng trên đảo Hoàng Sa, ròng rã 6 tháng ròng lênh đênh sóng nước cùng những chiếc thuyền câu (điếu thuyền, tiểu điếu thuyền, di chuyển nhanh, dễ xoay trở trên những vùng biển nhiều rạn san hô), thường xuyên đối mặt với sóng cả, gió to, thì cái chết, dù bất cứ nguyên nhân nào, cũng đồng nghĩa với việc lấy lòng biển bao la làm nơi mai táng hình hài.

Trong hành trang chuẩn bị cho chuyến hải trình dài ngày đến Hoàng Sa, Trường Sa, ngoài những vật dụng thiết yếu dùng cho người đi biển, mỗi thuỷ thủ can trường của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải còn tự mình chuẩn bị 1đôi chiếu, 7 nẹp tre, 7 sợi dây mây, 1 thẻ bài khắc tên họ, quê quán, phiên hiệu.

Nếu không may người thuỷ thủ qua đời thì những đồng đội trên thuyền sẽ bó thi hài người xấu số cùng với chiếc thẻ khắc tên vào trong manh chiếu,  nẹp dọc 7 thanh tre rồi buộc chặt lại bằng 7 sợi dây mây. Sau một vài nghi thức đưa tiễn giản đơn, thi hài sẽ được đem thả xuống biển.

Những người còn sống gởi lên cao xanh lời cầu nguyện mong manh rằng xác thân người bạn thuyền xấu số của họ sẽ trôi dạt vào bờ biển, và nếu may mắn có ai đó vớt được nắm xương tàn thì nhờ chiếc thẻ mà biết tên họ quê quán của con người đã vị quốc vong thân.

Nguyện cầu là vậy nhưng chẳng có mấy khi xác người xấu số trôi dạt được vào trong mé biển. Đó là chưa kể lắm khi cả thuyền hoặc cả hải đội bị bão tố đánh chìm… Cho đến nay người dân Lý Sơn còn truyền tụng nhiều câu ca nói về những hiểm nguy, gian khổ mà người lính Hoàng Sa, Trường Sa phải chịu đựng trong khi thi hành nhiệm vụ:

Âm linh tự cũng là nơi ngư dân trước khi ra biển “đi nghề”, hoặc tha phương hành nghiệp đến cầu xin thần thánh và linh hồn cõi khuất phù hộ độ trì để được bình an, được mùa, làm ăn thành đạt. Trở về bình yên sau mỗi chuyến đi biển (đối với ngư dân) hoặc về thăm quê nhà (đối với người sống tha phương) họ cũng mang lễ vật đến đây để làm lễ tạ ơn. Ngoài đóng góp của các dòng tộc và dân làng, cơ ngơi khang trang của Âm linh tự cũng như lễ vật trong các dịp tế lễ có sự đóng góp thành tâm của những người làm nghề biển được mùa hoặc của những người Lý Sơn tha hương thành đạt. Âu cũng là một phong tục đẹp, sâu nặng ân tình, thuỷ chung gắn bó với quê đảo yêu thương.

Từ năm 2010, khi đình làng An Hải được phụng dựng, linh vị thần hoàng, các vị tiền hiền và tử sĩ Hoàng Sa, Bắc Hải được rước về thờ tự ở đình làng. Tuy vậy, vong linh những người lính Hoàng Sa, Bắc Hải vẫn còn được thờ vọng tại Âm linh tự và người dân thường xuyên đến dâng hương hành lễ.

Trên huyện đảo Lý Sơn cũng như ở nhiều vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi và cả nước có rất nhiều ngôi mộ mà bên trong lòng mộ không có thi hài người quá cố, dân gian gọi là mộ gió.

Để có ngôi mộ gió cho người bạc mệnh, gia đình phải nhờ đến sự trợ giúp của một pháp sư. Sau xin cúng bái xin phép tổ sư, thầy pháp lên miệng núi lửa trên đảo lấy đất sét đem về, nhào với nước và bông gòn rồi nắn thành hình nhân theo sự mô tả nhân dạng của thân nhân, có kích thước tương tự thân thể người đã khuất.

Cành dâu được chẻ đôi, xếp vào bụng làm xương sườn, đàn ông có 7 nhánh xương, đàn bà thì 9 nhánh. Lại dùng sợi tơ tằm hoặc sợi vỏ cây dâu làm những sợi gân. Các lóng xương sống, xương tay chân đều được làm bằng thân cây dâu.

Hình nhân có đủ lục phủ ngũ tạng, kể cả bộ phận sinh dục. Thầy pháp phải nặn bằng hết số đất sét mang về, không bỏ sót chút nào vì người ta tin rằng số đất này tượng trưng cho da thịt của người chết, để sót lại sẽ làm đau như thể da thịt của họ bị mất mát.

Xong phần nặn hình, thầy pháp dùng lòng đỏ trứng gà phết khắp hình nhân để khi khô đi, lớp lòng trứng trông giống như da người. Tiếp theo đó, người thân mặc quần áo và đồ liệm cho hình nhân, đặt linh vị trên mặt, rồi đưa vào quan tài. Một cỗ thuyền cúng với những mâm lễ vật, vàng bạc và lương thực được đưa xuống biển để dâng lên các vị thần và cúng linh hồn người chết.

Khi các nghi lễ chiêu hồn đã xong, mọi người tin rằng linh hồn người chết đã trở về nhập vào hình nhân. Bà con, dòng họ đặt quan tài xuống huyệt và lấp đất, đắp mồ. Trường hợp không biết ngày mất, người thân sẽ lấy ngày người quá cố ra khơi để làm ngày giỗ, thắp hương tảo mộ như những ngôi mộ bình thường. Nhiều nấm mộ gió được chôn từ hàng trăm năm trước, vì lý do nào đó khi đào lên cải táng, người ta thấy các hình nhân vẫn còn nguyên vẹn.

Tương truyền, tục đắp mộ gió của người dân trên đảo bắt đầu cách đây hơn 2 thế kỷ và những ngôi mộ gió đầu tiên là của Cai đội Phạm Quang Ảnh cùng với 24 người lính của hải đội Hoàng Sa do ông chỉ huy. Trong một lần giong buồm ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ, Phạm Quang Ảnh cùng hải đội của mình đã gặp bão, mất tích giữa biển khơi.

Xót thương những con người vì nước quên thân, triều đình sai phái quan quân ra tận đảo làm lễ chiêu hồn cho các tử sĩ. Một vị pháp sư nổi tiếng cũng phụng mệnh theo đoàn người ấy. Ra đến đảo, ông sai người lên núi Giếng Tiền lấy đất sét đem về, rồi tự mình nhào nặn khối đất thành hình nhân 25 người đã chết. Cứ theo lời kể của thân nhân vị pháp sư nặn tượng hình người quá cố, đến khi nào người thân bảo rằng đã giống người chết mới thôi.

Nặn xong 25 tượng đất của 25 người lính, pháp sư lập đàn cúng chiêu hồn ròng rã suốt nhiều ngày đêm, gọi linh hồn các tử sĩ nhập vào tượng rồi sai dân làng đưa đi an táng như người chết bình thường. Cai đội Phạm Quang Ảnh được chôn đầu tiên, sau đó là 24 người lính, xếp thành một hàng gồm 25 nấm mộ.

Trong số những tên tuổi khắc trên bia mộ gió ở Lý Sơn, ngoài Phạm Quang Ảnh, còn có những con người đã được chính sử triều Nguyễn trân trọng ghi danh với chức vụ là Cai đội, Chánh đội Hoàng Sa, như các ông Võ Văn Khiết, Phạm Hữu Nhật… Tuy nhiên rất nhiều ngôi mộ ở đó lại không còn tên tuổi. Họ thực sự là những nghĩa liệt sỹ hy sinh vì nước mà không màng đến việc lưu danh trong sử sách.

Cổng Tò Vò

Từ cầu cảng chính đi vào cổng chào của Lý Sơn, rẽ trái đi meo theo con đường nhỏ đến gần chùa Đục sẽ thấy một mỏm đá nhỏ nằm sát dưới biển. Đây là một trong những địa điểm yêu thích của các bạn đam mê chụp ảnh khi đặt chân tới Lý Sơn, các bạn có thể cùng bạn bè tới đây để đón những khoảnh khắc khi bình minh lên hoặc khi hoàng hôn dần xuống.

Chùa Đục và Quan Âm Đài
dulichlysonthamquannhungdiadanhnoitieng-chuaduc

Ngự giữa lưng chừng sườn núi Giếng Tiền, ngọn núi lửa đã ngủ quên hàng ngàn năm trên đảo, du khách phải vượt qua hơn 100 bậc thang men theo sườn núi để đến được Chùa Đục.

Tọa lạc ngay tiền sảnh của khu thắng cảnh chùa Đục là tượng Quán Thế Âm cao 27 mét, dẫn lên các điện thờ cổ kính, rêu phong nằm sâu trong lòng núi. Chùa Đục còn gọi là chùa không sư, theo tương truyền của người theo đạo Phật, Quán Thế Âm từng chọn ngự ở đây, trấn giữ bình yên cho dân đảo tránh được những cơn thiên tai.

Miệng núi lửa giờ đã thành một cánh đồng xanh mướt từ chùa, theo hướng tượng Quán Thế Âm nhìn ra hướng biển cảnh đẹp như tranh. Thú vị nhất là leo lên tận đỉnh Liêm Tự để nhìn thấy miệng núi lửa bây giờ là một cảnh đồng cỏ xanh hình lòng chảo. Đỉnh núi là một đài ngoạn cảnh tưởng lý tưởng để ngắm nhìn bao quát biển đảo Lý Sơn từ trên cao để hiểu vì sao nơi đây được ví như chốn tiên cảnh
dulichlysonthamquannhungdiadanhnoitieng-miengnui-lua

Đình làng An Vĩnh
lúc đầu xây dựng bằng tranh, cột bằng gỗ tra bể, cây bàng, vách đất. Đến năm Mậu Ngọ (1798), Cảnh Thịnh thứ 7, đình An Vĩnh được tu bổ xây mới. Năm Nhâm Dần (1842), Thiệu Trị thứ 2, đình An Vĩnh bị giặc Tàu cướp đốt phá.

Năm Canh Thân (1920), Khải Định thứ 5, đình làng An Vĩnh khôi phục quy mô hoành tráng theo kiến trúc hình chữ tam gồm đình thượng, đình trung và đình hạ. Năm 1922, đình làng An Vĩnh bị bão lớn làm hư hại nặng.

Năm 1946, Ủy ban Hành chính Kháng chiến xã Lý Sơn đặt trụ sở làm việc tại đình An Vĩnh. Năm 1953, đình An Vĩnh bị Pháp thả bom làm sập mái trước, sắc phong bị cháy. Năm 1957, đình làng An Vĩnh bị hư hại quá nặng, dân làng tu bổ nhà thờ tiền hiền để thờ các vị tiên công.

Năm 2009, đình An Vĩnh được Nhà nước đầu tư kinh phí nghiên cứu trùng tu phục dựng lại như cũ, nhưng không còn giữ được dấu tích và hiện vật liên quan đến Đội Hoàng Sa trước đây. Chỉ có hàng năm tại đình làng vào tiết thanh minh tháng ba âm lịch làm lễ cầu siêu vong độ cho hương hồn lính Hoàng Sa bỏ mình trên biển.

Kiến trúc đình làng An Vĩnh có kết cấu kiến trúc hình chữ Tam, gồm đình hạ, đình trung và đình thượng được liên kết với nhau bằng máng xối dài. Các bộ vì kèo giống các bộ vì kèo nhà rường miền Trung. Mô thức trang trí tứ linh, ngũ phúc thể hiện quan niệm âm dương cầu mong mọi sự bình an cho dân làng.

Đài tưởng niệm Hải đội Hoàng Sa

Toạ lạc ngay trung tâm huyện đảo Lý Sơn, cụm tượng đài và nhà lưu niệm Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải đứng sừng sững trước sóng biển và nắng gió, như biểu tượng cho sự khẳng định chủ quyền của nước ta đối với quần đảo Hoàng Sa.

Nhà trưng bày đội Hoàng Sa Bắc Hải

Trong gian phòng chính rộng 150m2 dùng để trưng bày. Các hiện vật của những chiến binh đi Hoàng Sa được đặt trang trọng trong tủ kính hay gắn trên tường như: hai chiếu cói, bảy dây mây, bảy nẹp tre, bảy thẻ tre, lu đựng nước, dầu rái và xơ đay (dùng để sữa chữa khi thuyền gặp nạn mà ấn tượng nhất có lẽ là chiếc thuyền nan phục chế của nghệ nhân Võ Hiển Đạt. Giữa phòng là bài vị của các anh hùng trong công cuộc tiên phong mở cõi và khẳng định chủ quyền được đặt trang nghiêm như: Phạm Quang Ảnh, Phạm Hữa Nhật, Võ Văn Khiết…

Đình làng an Hải nằm ở xã Lý Hải, huyện đảo Lý Sơn. Đình làng và nhà thờ được xây dựng từ năm 1820, năm đầu tiên dưới triều vua Minh Mạng. Di tích đình làng và nhà thờ tiền hiền Lý Hải thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo, mang phong cách kiến trúc nghệ thuật thời nguyễn, thể hiện qua kỹ thuật chạm khắc gỗ độc đáo ở án thờ, các vì kèo, trụ chồng, đỉnh cửa…kỹ thuật đắp nổi qua các ô trang trí cổ diêm với các mô – típ mai điểu, ngư điểu, ở bề mái với mô – típ lưỡng long triều nhật, long phụng triều quy, ở mặt tiền với mô – típ cặp nghê chầu đỡ cột đình. Hiện đình làng và nhà thờ còn lưu giữ được các bức hoành phi, ngai thờ, liễn đối cẩn xà cừ có giá trị về lịch sử, văn hoá, bên cạnh giá trị về mặt tâm linh đối với cư dân trên đảo Lý Sơn.

Di tích đình làng Lý Hải là một trong số rất ít đình làng ở Quảng Ngãi khỏi bị chiến tranh tàn phá và còn tương đối nguyên vẹn. Đình làng và nhà thờ làm bằng chất liệu gỗ, bởi vậy, trải thời gian gần hai thế kỷ, không khỏi có sự xuống cấp, các mô – típ hoa văn có phần bị mờ, do quá trình bào mòn của nắng mưa, độ ẩm và gió biển.

Chùa Hang (tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự, Chùa đá trời sinh) ở xã An Hải, đảo Lý Sơn, được lập ra dưới triều vua Lê Kính Tông bởi ông Trần Công Thành, một trong những người đã ở đây tạo dựng cùng với việc khẩn hoang, mở đất lập làng An Hải, An Vĩnh xưa. Gọi là chùa Hang vì chùa nằm trong một hang đá lớn nhất trong hệ thống hang động ở Lý Sơn, được tạo ra từ dãy núi Thới Lới, màu nham thạch, vách núi dựng đứng cao gần 20 m.

Sân chùa trước cửa hang nhìn ra biển. Giữa sân có một hồ sen có tượng Phật. Quanh sân là những cây bàng biển cổ thụ đến hàng trăm năm. Hang dài 24 m, trần hang cao 3,2 m, diện tích 480 m². Trong hang có bàn thờ các Phật Di Đà, Như Lai, Di Lặc ở chính giữa; bàn thờ sư tổ Đạt Ma ở bên trái; bàn thờ 12 Diêm Vương, 3 vị thủy tổ kế tiếp phụng sự chùa (là Trần Công Thành, Trần Công Hiền, Trần Công Quân) và 7 vị tiền hiền làng An Hải. Các bệ thờ được tạo tác từ các nhũ đá tự nhiên ở nền hang, rồi được gia công thành các khám thờ.

Đỉnh Thới Lới Là một ngọn núi lửa đã tắt, đỉnh núi cao nhất của toàn đảo Lý Sơn (149m). Hiện tại trên đỉnh núi có một hồ nước ngọt có thể tích 30.000 m3 cung cấp toàn bộ nước ngọt cho cả 2 đảo lớn và đảo bé

Hang Câu nằm ở thôn Đông, xã An Hải (Lý Sơn) dưới chân núi Thới Lới, Hang Câu có một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ giữa một bên là biển, một bên là núi. Hang Câu được sóng và gió biển bào mòn, “khoét sâu” vào lòng núi và hình thành cách nay hàng ngàn năm từ nham thạch. Khung cảnh ở đây còn khá hoang sơ nhưng mang một vẻ đẹp rất thơ mộng, quyến rũ hút hồn du khách.

Chỉ mất chưa đầy 15 phút từ trung tâm huyện đi dọc theo con đường nhựa dưới chân núi Thới Lới về phía đông bắc, với hai bên đường là những vuông hành, tỏi xanh rì là đến bãi biển- nơi Hang Câu hiện hữu. Nơi đây không khí rất trong lành, gió thổi lồng lộng và sóng biển quanh năm vỗ vào ghềnh đá- được tạo thành từ nham thạch, cao hàng trăm mét, trông rất nên thơ và hùng vĩ. Có lẽ đây là nơi người Lý Sơn hay câu cá, hoặc cũng có thể là nơi có nhiều rau câu, nên gọi là hang Câu.

Ở Hang Câu bên cạnh khung cảnh hùng vĩ phía vực núi, với những mô đá bị sóng gió bào mòn nhô ra phía biển là những cồn đá phẳng lì, phủ một lớp rêu xanh được sóng biển ngày đêm vỗ vào tung bọt trắng xóa. Nước biển ở đây cũng trong xanh đến lạ. Đứng trên gành đá sát mép biển có thể nhìn thấy từng đàn cá bơi lội lăn tăn dưới nước có độ sâu đến vài mét. Và đây cũng là nơi dành để tắm biển hết sức thú vị. Bởi ngoài việc vừa ngâm mình vào dòng nước mát để làm dịu đi cái nắng gió của xứ đảo, bạn vừa có thể lặn ngắm san hô, quan sát các loài sinh vật biển bơi lội. Các bạn chú ý là không nên đi chân đất để tránh việc bị san hô làm đứt chân, lựa chọn tốt nhất là mua một đôi giầy nhựa ngay trong chợ Lý Sơn (giá khoảng 30k).

Cột cờ Tổ Quốc trên đỉnh Thới Lới: Công trình Cột cờ Tổ quốc tại huyện đảo Lý Sơn được khởi công xây dựng từ ngày 4.5.2013, trên núi Thới Lới- ngọn núi cao nhất ở đảo Lý Sơn. Cột cờ có chiều cao 20m, đế trụ cờ và móng cột cờ được xây dựng bằng bê tông cốt thép, mặt hướng ra quần đảo Hoàng Sa. Công trình có dạng kiến trúc gồm: Đài cột, thân cột cờ, bậc thềm và khuôn viên xung quanh. Phần móng được chôn sâu dưới lớp đá với kỹ thuật kết cấu móng thường sử dụng cho những ngọn hải đăng vững chắc. Mặt chính trên đài có ghi lại thông tin toạ độ cột cờ. Đài cờ cao 5m, thân màu trắng được bọc ngang bởi khối màu đỏ mang sắc màu lá quốc kỳ.

Hòn Mù Cu nằm ở phía đông đảo cách trung tâm huyện 3.2 km sát với vũng neo đậu tàu thuyền An Hải. Là nơi rất đẹp bởi những hòn đá đen có nhiều kiểu độc đáo tạo nên, đây cũng là nơi nghĩ mát và ngắm mặt trời mọc lý tưởng trên đảo.

Đảo Bé hay còn gọi là đảo An Bình đúng như tên gọi, có diện tích rất bé. Đảo Bé tuy diện tích rất nhỏ, nhưng lại có một bãi tắm đẹp tuyệt vời với làn cát trắng mịn, bao bọc bởi cánh cung vách đá cao, và những con sóng tung bọt trắng xóa ào ạt ngày đêm.

Từ đảo lớn mỗi ngày đều có tàu sang đảo bé, chạy lúc 8h sáng rồi quay lại vào lúc 14h30 hàng ngày. Nếu đoàn bạn có nhiều người có thể thuê thuyền sang đảo bé cho chủ động. Thuê thuyền riêng có lợi thế là bạn có thể đi bất cứ lúc nào, không phụ thuộc vào giờ tàu chạy. Tối có thể mang theo lều ngủ tại đảo bé, đốt lửa trại và giao lưu văn nghệ. Hẹn tàu sáng hôm sau đón về sớm rồi quay vào đất liền luôn.

xem thêm: Tour du lịch đao Lý Sơn hấp dẫn tại đây